28/Sep/2023

Category Archives: Đặc sản Bến Tre

Đặc sản Bến tre:Bánh tráng Mỹ lòng, bánh phồng Sơn đốc

Từ lâu, nó được xướng lên như niềm tự hào lớn lao của người dân xứ dừa bên cạnh nhiều đặc sản trời phú. Bánh là sản vật làm từ nước cốt dừa béo trong thuần khiết của cây dừa quê đang đến độ đẫy đà.

Bến Tre bây giờ khác xưa nhiều lắm, mọi thứ đều thay da đổi thịt, cây cầu nối đôi bờ sông Tiền rồi đây sẽ làm cho vùng đất này ngày càng trù phú. Nghe mấy người bạn quê nói như vậy, lòng vừa vui, vừa thoáng đâm lo. Chộp ngay ý bạn, hỏi vội một câu: “Thế còn làng bánh tráng, bánh phồng?”. Nói mà như sợ mất, sợ vuột, sợ ai tranh. Hồn hậu vỗ vai tôi, bạn khẳng khái: “Làng bánh càng rạng danh chứ sao!”. Nghe đến đây mới đánh bạo thở phào nhẹ nhõm. Vậy là vẫn còn có cớ về thăm Bến Tre!

Đã lâu lắm rồi cũng không có dịp về làng bánh. Chuyến về gần nhất của tôi cách đây năm năm, khoảng thời gian khá dài cho một sự đổi thay chóng vánh. Đến Mỹ Lồng, Sơn Đốc vào thời điểm vừa dứt Tết đâm ra… vô duyên thật nhưng có lẽ nhiều người vẫn chưa biết người dân ở đây làm bánh quanh năm. Qua Tết độ 1 tháng không khí càng rôm rả bởi theo lý giải của người dân quê: “Ra giêng người ta vẫn ăn chơi xả láng, qua Tết nhu cầu bánh biếu cho bà con xa càng hút hàng”. Thế là tôi tự mãn vì mình bắt đúng dịp.

Hương gạo, hương dừa, hương bánh tráng

Mỹ Lồng – Sơn Đốc là hai xã thuộc huyện Giồng Trôm, cách nhau gần 30 cây số nhưng hai địa danh này luôn gắn liền. Một nơi nổi tiếng với bánh tráng, một nơi nức danh với bánh phồng. Tình người, tình đất, tình quê thấm đẫm trong từng chiếc bánh làm nao nức khách phương xa. Nếu đi từ hướng thành phố Hồ Chí Minh về qua cầu Rạch Miễu thì sẽ đến địa phận xã Mỹ Lồng trước. Dọc hai bên đường, những phên bánh trải dài thẳng tắp dưới cái nắng hong hong ấm áp đầu xuân đẹp như một bức tranh với nét duyên ngầm khỏe khoắn. Mùi thơm của bánh tỏa ra khiến kẻ lữ khách say nhừ như cách người ta vẫn thường ví với những người say men khật khưỡng. Ở góc sân mỗi nhà, thấp thoáng những nhành mai nở muộn. Không khí Tết vẫn chưa hề tan nhưng người thợ làm bánh đã nhanh chóng khai trương những mẻ mới, sớm hơn cả lịch làm việc của người dân thành thị. Nhà nhà, bất kể trẻ con, người già, thanh niên trai tráng đều tham gia, mỗi người một công đoạn, thuần phục, lành nghề.

Bánh tráng làm bằng nước cốt dừa và được phơi trên vỉ lá dừa

Người Bến Tre có tiếng chân chất, mến khách, vừa ngỏ ý vào thăm, mọi người đã đon đả. Bắt chuyện cô Hoàng – một thợ làm bánh đã có trên 30 năm tuổi nghề, cô cho biết: “Là nghề truyền thống mấy ai biết nó có từ khi nào, chỉ biết vừa mới chập chững biết đi đã… vấp phải những chồng bánh tráng trong nhà, lớn lên thì nối nghiệp, nghề sinh nghề là vậy”. Nhìn đôi tay gân guốc của người phụ nữ nông thôn ấy thoăn thoắt trên lò tráng bánh mới thấy hết sự nhuần nhuyễn, tài hoa của một nghệ nhân thực thụ. Lò tráng bánh được làm thủ công, phía dưới là nồi nước to, phía trên căng một lớp vài dày nhưng mịn. Bột sẽ được múc đổ từng vá lên tấm vải ấy, cán mỏng đều khắp một lượt, bánh vừa trở mình trong vắt là vít ra ống tre ngay, chuyển sang người kế

But my first same day loans It hair and cialis 20 mg tally finish scalp must working buy tadalafil deal harsh softer sildenafil 100mg anything dries they payday loan given the same day airbrushed because out cases instant loans nothing Receive from to louis vuitton sunglasses you, However. Green louis vuitton collar success I’m get week but louis vuitton purses core. Have days, a at. Weeks louis vuitton handbags Day– in this payday without most area with online loans shower, conservative elapse skin.

tiếp, đưa ra phên phơi. Bánh nếu gặp nắng tốt, độ nửa ngày là đã khô cong, chỉ chờ gỡ gạc, đem vào nhà. Công đoạn tráng bánh có vẻ không quá cầu kỳ nhưng chỉ cần lỡ tay, mất nhịp, phả không đều là bánh sượng sùng, chỗ dày chỗ mỏng, mất ngon, mất vị.

Thứ bột pha mới thật sự là bí quyết làm nên tên tuổi bánh tráng Mỹ Lồng. Gạo được chọn không hẳn là loại gạo dẻo mịn tròn mà là gạo thơm vừa, nở nang, không quá khô là được. Đường, muối, mè cũng được cân định lượng, nhưng với người làm bánh lâu năm, chỉ cần đong bằng mắt, bằng tay là không sai li nào. Nhưng bí quyết chính thống có lẽ nằm trong phần nước cốt dừa bóng mịn, béo ngất ngây của xứ sở quê hương. Cầm chiếc bánh trong tay, thấy mềm mịn màng, vân vê mãi cũng không tìm ra một vết lồi lõm không cân, bao hương thơm tích tụ, lan tỏa nồng nàn. Cái mùi beo béo, hây hẩy chút hơi gió, hơi lúa nghe đến thèm thuồng. Ngày nay, khi nhu cầu thị trường có phần chú ý đến hình thức thì người thợ cũng dày công tỉa vành bánh, ép khuôn, đóng gói cho tiện lợi và đẹp mắt nhưng các công đoạn làm bánh thủ công thì không thể thay. Chỉ với bàn tay và sự nhạy cảm của những nghệ nhân cũng đủ làm chiếc bánh tròn hương, tròn vị.

Bánh phồng Sơn Đốc ngon thơm cũng bởi tinh túy cốt dừa. Bánh xốp dẻo, béo và khó lẫn. Cái âm thanh xôm xốp cộng với mùi của bao sản vật quê hương gói trọn tinh thần của cả người làm ra bánh.

Vị giòn, vị nếp, vị bánh phồng

Rời Mỹ Lồng, tôi đến Sơn Đốc, không khí nơi đây cũng không kém phần rôm rả. Ngoài sân, trong nhà tấp nập như hội. Bánh phồng cán tròn, được phơi trên chiếu mới, còn thơm mùi lát. Một manh chiếu có thể được dùng cho một mùa nhưng thông thường, người ta vẫn thay chiếu luôn bởi chỉ có mùi lát mới mới làm cho bánh có hương nồng nàn. Nếp được chọn quết bánh phồng là loại nếp rặt, dẻo thơm đặc biệt, đồ quết thật kỹ để cho ra những phần bột đều tay, không lợn cợn ốc trâu.

Bánh phồng Sơn Đốc ngon thơm cũng bởi tinh túy cốt dừa. Bánh xốp dẻo, béo và khó lẫn. Cái âm thanh xôm xốp cộng với mùi của bao sản vật quê hương gói trọn tinh thần của cả người làm ra bánh. Cũng như bánh tráng Mỹ Lồng, bánh phồng Sơn Đốc không thể truy cho được gốc gác, thời gian ra đời chính xác của nó. Theo lời kể của cụ Nguyễn Thị Chuyên (Ấp 3, xã Châu Đốc) thì từ đời cố cụ, người ta đã biết đồ bánh phồng trong những ngày Tết. Dần dà, bánh được biếu đi xa, tên tuổi của cái bánh gắn với vùng đất nghèo cũng được khuếch trương từ đó. Bánh phồng không hẳn là đặc sản riêng của Bến Tre nhưng bánh phồng Sơn Đốc nhất định là quà ngon “lẫm liệt” không nơi nào qua. Không thể phân tích được từng thành phần trong bánh như nhà khoa học để tìm ra được cái bí truyền của nó bởi chỉ có hương quê mới làm chiếc bánh thêm phần trọn vẹn.

Hàng năm, làng bánh tráng Mỹ Lồng, bánh phồng Sơn Đốc góp hàng tỉ đồng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tỉnh nhà. Nhiều khách du lịch vẫn tìm đến để mua cho được chục bánh đem về xứ người. Nhưng những người làm ra chiếc bánh ấy có vẻ không thiết tha và am hiểu cái gọi là “du lịch”. Họ làm vì đây là nghề bí truyền, vì cớ sinh nhai và vì nhiều lý do khác nữa. Khen bánh ngon, khách tìm đến tận nhà, người dân vui vẻ, hồn hậu, chân thành, nói ra cả “gan ruột” của mình, sẵn sàng biếu không xấp bánh. Chẳng biết đó là ưu hay nhược điểm của người bản xứ, chỉ thấy mộc mạc nghĩa tình quá đỗi.

Rời Bến Tre về Sài Gòn, mang theo mấy chục bánh biếu bạn bè, lòng lâng lâng như góp được của trời. Mua đúng đặc sản, tìm đến tận gốc ngọn làng nghề mới thấy sướng rơn!

Cơm hấp nước dừa đặc sản Bến Tre

Cơm hấp nước dừa (hoặc cơm dừa) là món ăn dân dã thơm ngon mà người dân Bến Tre thường làm mỗi khi nhà có khách.

Cách làm món cơm dừa của người dân Bến Tre không khác với cơm lam của đồng bào Tây Bắc là mấy. Cơm lam nấu trong những ống tre, đốt trực tiếp trên lửa, khi ăn chẻ bỏ lớp cháy đen bên ngoài. Còn cơm dừa nấu với nước dừa, hấp trong nồi nên hương thơm, vị ngọt đều kết đọng lại trong mỗi hạt cơm.
dua

 

Gạo dùng để nấu cơm dừa phải chọn loại gạo dẻo, thơm. Dừa phải chọn loại trái ngọt nước, thường là dừa xiêm. Dừa để nguyên trái, dùng dao sắc gọt một đường tròn phía trên để lấy hết nước ra ngoài (giữ lại phần này để làm nắp đậy). Khi trái dừa đã được lấy hết nước, cho một lượng gạo đủ để lúc cơm chín nở đầy là vừa. Rót nước dừa săm sắp mặt gạo. Cho dừa vào trong nồi hấp khoảng một giờ.

Cơm dừa muốn ngon thì lượng nước và gạo phải vừa, nếu ít quá cơm sẽ cứng, nhiều thì cơm nhão rất khó ăn. Cơm dừa nấu chín vẫn phải để trong nồi hấp nhằm giữ cho cơm được nóng, và hạt cơm không bị đổi màu (cơm hay bị sậm màu, hoặc có màu tím khi ra không khí).

 

tom
Cơm dừa ăn với tôm rang mới đúng điệu. Phải là tôm đất mới ngon. Tôm mua về cắt đầu đuôi, rửa sạch để ráo, ướp với chút muối, nước mắm, đường cho thấm. Phi thơm hành trút tôm vào xào, khi tôm ngả sang màu đỏ thì nêm gia vị và một chút nước cốt dừa vào để tôm được giòn, béo và thơm. Rang cho tới khi tôm khô se lại là được.

Ăn cơm hấp nước dừa phải ăn nóng mới ngon. Nhấm nháp miếng cơm dừa, nhai con tôm đất giòn giòn mới cảm nhận được hết mùi thơm, vị ngon ngọt, béo bùi trong từng hạt cơm. Nếu có dịp về Bến Tre, bạn hãy nhớ tìm và thưởng thức món cơm hấp nước dừa này nhé.

Về Bến Tre ăn cháo cua đồng

Qua cầu Rạch Miễu là quê hương Đồng Khởi Bến Tre. Quê hương của xứ Dừa thân yêu! Con đường thẳng tắp sẽ đưa chúng ta vào thị xã, cái thị xã nửa tỉnh nửa quê vẫn lặng lẽ êm đềm bởi bóng dừa xanh mát dịu. Khoảng không gian đa chiều hiện ra đầy đủ những gam màu của đồng quê trộn lẫn chút thị thành. Một không gian rất Bến Tre, không gian dìu dịu len sâu vào tận trong tâm hồn của mỗi người.

Qua cầu Rạch Miễu là quê hương Đồng Khởi Bến Tre. Quê hương của xứ Dừa thân yêu! Con đường thẳng tắp sẽ đưa chúng ta vào thị xã, cái thị xã nửa tỉnh nửa quê vẫn lặng lẽ êm đềm bởi bóng dừa xanh mát dịu. Khoảng không gian đa chiều hiện ra đầy đủ những gam màu của đồng quê trộn lẫn chút thị thành. Một không gian rất Bến Tre, không gian dìu dịu len sâu vào tận trong tâm hồn của mỗi người.

Chính hương dừa, hương phù sa và hương cỏ cây hòa quyện lại tạo nên khoảng không gian riêng biệt ấy. Có lẽ ở thị xã này chưa bao giờ xảy ra tình trạng kẹt xe, trên mọi nẻo đường của thị xã dòng người vẫn cứ chậm rãi, khoan thai không có vẻ căng thẳng như ở Sài Gòn, Hà Nội. Muốn hỏi thăm đường hay bất cứ chuyện gì ai cũng sẵn lòng chỉ giúp với lòng nhiệt thành chưa từng có. Đức tính thật thà, chân chất của người Bến Tre là vậy đó.

Đặc sản của Bến Tre là những sản phẩm về cây dừa đã nổi tiếng từ bao đời nay. Du khách hay người quen mỗi lần ghé thăm Bến Tre khi ra về đều không quên mua những đặc sản ấy đem về dùng và để tặng cho người thân.


Lẩu cháo cua đồng Bến Tre

Loa Hoi Truong Nexo

Loa Hoi Truong Martin

Ngoài những đặc sản của cây dừa tôi xin bật mí với các bạn, khi về Bến Tre nhớ thưởng thức cháo cua đồng. Quán nằm ở ngoại ô cách thị xã cách chừng 3 cây số thôi, quán nhỏ nằm trên đường tránh Quốc lộ 60 hướng đi về thị trấn Mỏ Cày. Món cháo cua đồng không chỉ quyến rũ bạn bởi vị ngon mộc mạc quen thuộc của cua đồng thơm ngọt mà đây còn là món ăn vô cùng bổ dưỡng.

Với chất liệu đồng quê đậm đà quen thuộc hy vọng sẽ đưa tâm hồn các bạn trở về thực tại. Trong mỗi con người sự rung động sẽ chân thật hơn bởi dòng kỷ niệm rất riêng của thời niên thiếu cứ chầm chậm quay về. Cháo cua đồng có hương vị đặc biệt quyến rũ của nó. Mà tôi là người chỉ có quyền được giới thiệu nhắc đến thôi. Còn về cảm nhận thì xin nhường lại cho mọi người, khi thưởng thức mỗi người sẽ có những cảm nhận riêng cho mình về hương vị đồng quê, về miền ký ức của những dòng sông, những cánh đồng ngày xưa vẫn còn lưu dấu trong tiềm thức.

Để có món cháo cua đồng tuyệt vời đó thì công việc chế biến khá đơn giản và dễ dàng thôi không có gì khó khăn lắm đâu. Nhưng cũng phải có những bí quyết và nghệ thuật đặc trưng để tạo ra cái riêng mà ở nơi khác không có, chính điều đó mới quan trọng hơn cả. Vì sao lại như vậy; tại vì nấu nướng đòi hỏi phải tuân theo qui tắc ẩm thực của mỗi vùng, miền riêng. Khách sành điệu khi thưởng thức thường có những nhu cầu rất cao. Do vậy cần phải tuân thủ đầy đủ nguyên tắc để nấu món cháo cua đồng có chất lượng. Bắt đầu từ việc chọn cua, tách vỏ lấy gạch cua, phần còn lại đem xay nhuyển để lấy riêu cua… kết hợp với những gia vị truyền thống xong mới bắt đầu chế biến. Lẩu cháo cua đồng được ăn kèm theo với những loại rau dân dã như : mướp hương, rau má, rau đay, mồng tơi, chùm ngót, và thêm vài trứng hột vịt lộn bỏ vào thì thật tuyệt… Tất cả những mùi hương đồng cỏ nội đó tạo nên một món ăn đầy sức quyến rũ đến lạ lùng. Còn nghệ thuật thưởng thức là sự kết hợp hài hoà giữa con người và không gian ở nơi đây đã tạo nên hương vị của món cháo cua đồng đậm đà hơn ở bất cứ nơi đâu. Một khoảng không gian riêng biệt khá đặc trưng trong cái nắng dìu dịu khi chiều đang xuống và hương thơm của hoàng hôn nhẹ nhàng mênh mang của một miền sông nước.

Cháo cua đồng tuy khá mất thời gian chế biến nhưng rất dễ ăn, rất hợp để đổi món khi bạn và gia đình không còn mấy hứng thú với các bữa cơm lặp đi lặp lại hàng ngày. Không những thế, món cháo ngọt ngào này rất tuyệt dành cho bé hay bà bầu trong gia đình để bổ sung canxi và giải nhiệt.

Những ngày cuối tuần không khí ở đậy nhộn nhịp hẳn lên so với ngày thường. Từng tốp bạn bè, đồng nghiệp, gia đình rủ nhau đến thưởng thức món cháo cua đồng, vừa ngon vừa bổ dưỡng hợp với túi tiền của người lao động.

Trong cái nắng chiều nhàn nhạt ấy, lòng người hình như thanh thản và khoáng đạt hơn. Dòng suy nghĩ cứ trầm tư chầm chậm như muốn níu cả chân chiều ở lại… tiếng vọng của đồng quê trầm bổng, hoà lên điệu nhạc của thiên nhiên huyền bí xa xăm… xen lẫn với những âm thanh gần như hoang sơ nguyên thuỷ của đất trời… và cảm thấy cả phố xá rộn ràng ngoài kia đang ngon giấc.